Tìm hiểu 3 loại máy đồng Casio nam từ xưa đến nay

Trong thế giới đồng hồ Casio nam trên thế giới đều bắt nguồn từ 3 loại máy dưới đây. Chúng ta cùng tìm hiểu để biết thêm kiến thức về những chiếc đồng hồ mạnh mẽ đầy nam tính nhé.


Tìm hiểu 3 loại máy đồng Casio nam từ xưa đến nay


1. Quartz Movement (Đồng hồ thạch anh) 

Đồng hồ thạch anh (Quartz) là một loại đồng hồ với cơ chế điều động bằng một “tinh thể thạch anh”. Tinh thể dao động khi được đặt trong một điện trường, nhờ đó cung cấp năng lượng cho đồng hồ. Đồng hồ thạch anh là loại đồng hồ hợp túi tiền nhất hiện nay, đồng hồ thạch anh chủ yếu chạy bằng pin.



Máy đồng hồ tự động (Automatic) và đồng hồ Pin (Quartz) 


2.Automatic Watch (Đồng hồ tự động)

Là loại máy đồng hồ Casio nam này chạy bằng năng lượng từ dây cót không sử dụng PIN, năng lượng của chiếc đồng hồ cơ (Automatic) được tạo thành bởi một nguồn năng lượng lấy từ cuộn dây cót chính được kết nối với một bánh tạ (có hình bán nguyệt). Sự chuyển động của cổ tay người đeo sẽ làm bánh tạ quay và lên dây cót cho đồng hồ. Năng lượng được truyền lên trục kim trên mặt số đồng hồ và thời gian được hiển thị bởi các cây kim. Có 2 loại đồng hồ tự động phổ biến hiện nay: 

a). Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Loại đồng hồ mà người đeo phải dùng tay vặn núm đồng hồ để lên dây cót vào khoảng thời gian nhất định thường được qui định bao nhiêu giờ hoặc bao nhiêu ngày (Số vòng vặn để lên dây cót tùy thuộc vào từng loại đồng hồ). 

b). Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ được lên dây cót nhờ chuyển động cánh tay của người đeo. Dựa trên nguyên tắc lực hút của trái đất, một rôto xoay và truyền năng lượng của nó cho lò xo qua một cơ chế thích hợp. Điều này có nghĩa là đồng hồ không cần nạp lại năng lượng bằng tay và, không giống một đồng hồ thạch anh, nó không cần sử dụng pin. Hệ thống này do nhà phát minh người Thụy Sĩ Abraham-Louis Perrelet phát minh ra vào thế kỷ 18. Các máy đồng hồ thường là có nhiều chân kính như 17, 21, 25. Hai loại máy đồng hồ cơ “Automatic” trên phổ biến nhất hiện nay thường là của Thụy Sĩ (Sử dụng cho đồng hồ cao cấp) hay của Nhật Bản (Sử dụng cho các đồng hồ chất lượng tốt).

Bộ máy của Đồng hồ Tissot tự động (Automatic)

Lưu ý khi sử dụng đồng hồ Automatic:

– Đối với đồng hồ Handwinding “Lên dây cót bằng tay”: Khi lên dây cót, người dùng chỉ vặn núm vừa tầm (cảm thấy căng tay) hoặc đếm số vòng xoay khoảng 10 – 15 vòng là được. Nếu vặn quá căng hoặc hết cỡ có thể đứt dây cót hay làm rối dây tóc của bộ máy, gây hư hỏng máy.

– Đối với đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót”: Đồng hồ sẽ tự động lên dây cót khi người đeo chuyển động cánh tay nhưng người sử dụng phải thường xuyên đeo đồng hồ. Tuy nhiên để đồng hồ Automatic “Tự động lên dây cót” chạy bền hơn với thời gian chờ khi không đeo lâu hơn, hàng tuần bạn nên lên dây cót hỗ trợ cho đồng hồ bằng cách vặn núm và cũng chỉ nên vặn tối đa 10 – 15 vòng cho một lần/1 tuần.

3.Eco-Drive (Hấp thụ năng lượng từ ánh sáng)

Đồng hồ sử dụng công nghệ Eco-Drive, không dùng Pin, chạy hoàn toàn bằng năng lượng được tạo ra từ bất kỳ nguồn ánh sáng nào, từ ánh sáng mặt Trời hay ánh sáng tự nhiên, nhân tạo. Với việc sử dụng các cơ chế của một bảng năng lượng mặt trời và một thiết bị sạc Pin, ánh sáng được chuyển đổi thành năng lượng và được tích trữ giúp đồng hồ hoạt động. 

Đồng hồ Eco-Drive hoàn toàn tự động trong việc nạp năng lượng, người sử dụng chỉ cần để đồng hồ tiếp xúc với các nguồn ánh sáng, tốt nhất là ánh sáng mặt Trời, đồng hồ sẽ tự hấp thụ và chuyển đổi các nguồn ánh sáng thành năng lượng. 


Cơ chế hoạt động và nạp năng lượng của đồng hồ sử dụng công nghệ Eco-Drive.

Khi được sạc đầy năng, ngay trong bóng tối chiếc đồng hồ có thể chạy từ 6 tháng đến 1 năm, tùy thuộc từng dòng sản phẩm. Không cần pin, không cần lên dây cót, không cần phẩy tay, nó là chiếc đồng hồ không mảy may khiến bạn ưu phiền.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment