1. Cách chỉnh lịch đồng hồ đeo tay:
Có rất nhiều bạn hiểu lầm rằng đồng hồ sẽ nhận biết được tháng nào 30 hay 31 ngày. Nhưng đó chắc là dành cho đồng hồ điện tử mà thôi. Đối với các loại đồng hồ cơ và quazt hiện nay thì gần như chưa có đồng hồ nào có thể phân biệt được tháng nào 30 và 31 ngày. Chính vì vậy chúng ta cần chỉnh lịch lại nếu như gặp tháng nào chỉ có 30 ngày.
Lưu ý khi chỉnh đó là chúng ta không được chỉnh lịch vào khoảng giờ từ 19h đến 7h sáng ngày hôm sau. Nếu điều chỉnh vào trong khoảng thời gian này, có thể làm ảnh hưởng tới các linh kiện bên trong đồng hồ, dễ làm hỏng, vỡ bánh xe lịch.
Và 1 lưu ý nữa đó là không được chỉnh ngược lịch, tức là chỉ chỉnh theo chiều tăng của lịch. ví dụ như tăng từ 1 lên 2 lên 3 v..v chứ không thể giảm từ 3 xuống 2 xuống 1 vì sẽ làm hỏng lò xo của bộ phận lịch, sẽ rất khó sửa.
2. Cách để đồng hồ cơ chạy qua đêm
Thường khi không sử dụng đồng hồ nữa, chúng ta thường đặt ngửa mặt số của đồng hồ lên. Nếu để như vậy sẽ không tốt lắm cho đồng hồ cơ, vì như vậy sẽ làm tăng ma sát tĩnh giữa các linh kiện bên trong, giảm tuổi thọ của đồng hồ cơ. Tốt nhất khi không đeo, hãy đặt úp mặt số đồng hồ xuống, nhớ lót bằng 1 tấm giấy hoặc vải mềm để đồng hồ không bị xước.
3. Bảo quản dây đồng hồ
– Đối với dây kim loại: Hàng tháng, chúng ta nên lau chùi các bộ phận, các kẽ giữa các mắt xích đồng hồ cho hết bụi bẩn lâu ngày tích tụ nên. Hãy hòa 1 ít nước rửa bát vào 1 ít nước nóng tầm 50 độ. Ngâm đồng hồ 3 phút rồi sau đó lấy bàn chải mềm chải sạch hết bụi bẩn. Như vậy đồng hồ của bạn sẽ luôn sáng bóng và đẹp long lanh.
– Đối với dây da: Hạn chế sử dụng đồng hồ dây da với nước, nên vệ sinh sạch sẽ thường xuyên.
4. Một vài lưu ý khác trong việc bảo quản đồng hồ
– Hạn chế hoặc không sử dụng đồng hồ ở nơi có nhiều từ trường. Như vậy sẽ làm ảnh hưởng tới pin và IC của đồng hồ. Làm đồng hồ không chạy chính xác.
– Luôn rửa đồng hồ bằng nước ấm (Không phải nước nóng bốc hơi tại vòi) ngay sau khi đi bơi, đi biển (đối với đồng hồ được phép bơi, lặn)
– Không đeo đồng hồ khi chơi thể thao (ngoại trừ đồng hồ chuyên dùng trong thể thao) vì khi va đập mạnh sẽ làm vỡ, hỏng, đứt dây của đồng hồ.
– Luôn kiểm tra tình trạng của núm đồng hồ. Nếu ở nấc trong cùng thì là an toàn. Trong quá trình sử dụng, nếu không để ý, núm đồng hồ sẽ bị mắc vào chỉ áo hoặc những tác động khác mà bị kéo ra ngoài làm hở núm, nước sẽ vào nếu núm bị hở.
– Hàng tuần hoặc hàng tháng nên chùi rửa đồng hồ với nước ấm và xà phòng, chải bằng bàn chải mềm để hết bụi bẩn và muối đọng do mồ hôi tiết ra. Những chất bẩn và muối này làm hỏng gioăng cao su của đồng hồ, làm nước có thể vào sau 1 thời gian sử dụng.
– Không sử dụng và không để đồng hồ cạnh các hóa chất làm hư hại dây, vỏ, cũng như các chi tiết khác của đồng hồ.
– Không để đồng hồ đeo tay ở nơi có nhiệt độ quá 60 độ C hoặc ở những nơi nhiệt độ thấp hơn 0 độ C.
– Không sử dụng các nút bấm khi ở dưới nước đối với các đồng hồ có nhiều chức năng.
Trên đây là một số lưu ý xin gửi đến bạn đọc, mong rằng sau khi đọc bài viết này, các bạn sẽ hiểu hơn khi bảo quản đồng hồ đeo tay thân yêu của mình.
Chúc các bạn thành công và luôn hạnh phúc trong cuộc sống!
Blogger Comment
Facebook Comment