Tần số dao động và các ký hiệu Hz, a/h, alt/h, vph, bph trên đồng hồ

Tần số dao động của đồng hồ là một thông số kỹ thuật vô cùng quan trọng của bất cứ máy đo thời gian nào, nếu không biết thì không được xem là người có hiểu biết về đồng hồ, đặc biệt là đồng hồ cơ. Vậy tần số dao động của đồng hồ là gì? Những ký tự như Hz, a/h, alt/h, vph, bph có ý nghĩa như thế nào?


Tần số dao động và các ký hiệu Hz, a/h, alt/h, vph, bph trên đồng hồ


Tần số dao động của đồng hồ là gì? Tần số dao động của đồng hồ là số dao động mà bộ phận Bánh Lắc trong máy cơ/tinh thể thạch anh trong máy pin thực hiện trong một thời gian nhất định (thường được tính trong 1 giờ hoặc 1 giây).

Bánh Lắc – trong ảnh là bộ phận có hình tròn màu vàng tạo ra tần số dao động cho đồng hồ cơ



✦ Bánh Lắc hoặc tinh thể thạch anh thực hiện dao động bằng cách chuyển động qua lại gần như con lắc. Trong đó, Bánh Lắc sẽ liên tục xoay theo chiều kim đồng hồ rồi lại xoay ngược chiều kim đồng hồ. Còn tinh thể thạch anh sẽ liên tục di về bên phải rồi lại di về bên phải. Mỗi lần xoay/di là 1 dao động. Cứ 2 dao động là 1 chu kỳ.

✦ Những dao động này được dùng để điều tiết sao cho đúng-đủ năng lượng truyền đến các bộ phận khi bộ máy cơ hoạt động hoặc đếm thời gian đối với máy pin để từ đó đem đến độ chính xác cho đồng hồ.

✦ Tần số dao động càng cao tương đương đồng hồ càng chính xác nhưng điều này là không hẳn đối với đồng hồ cơ. Đơn vị tần số dao động của đồng hồ là Hertz, vph, bph, A/h, alt/h, sử dụng tùy theo nhà sản xuất.

✦ Hầu hết đồng hồ pin (đồng hồ quartz, đồng hồ thạch anh) chỉ có một tần số dao động duy nhất là 32.768 kHz (32768 Hz) nên tần số dao động thường không phải là thông số kỹ thuật quan trọng đối với đồng hồ pin.

✦ Đa số đồng hồ cơ (lên dây thủ công, tự động lên dây) thường có tần số dao động 21600 vph, 28800 vph, ít gặp hơn là 18000 vph, 36000 vph, 25200 vph. Mỗi tần số dao động khác nhau sẽ mang đến những ưu nhược điểm khác nhau nên chúng là thông số kỹ thuật quan trọng với đồng hồ cơ.


Ý Nghĩa Của Hz, A/h, alt/h, vph, bph


Tần số dao động được xem là một thông số kỹ thuật thể hiện độ chính xác, độ bền và mức tiêu thụ năng lượng của đồng hồ cơ


Hz: viết tắt của Hertz, nghĩa là chu kỳ dao động mỗi giây. 1 chu kỳ dao động tức là 2 dao động.

vph: viết tắt của vibrations per hour, nghĩa là dao động mỗi giờ.

bph: viết tắt của beats per hour, nghĩa là nhịp mỗi giờ. 1 nhịp tức là 1 dao động.

A/h: viết tắt của Alternance per hour hoặc Alterations per hour, nghĩa là luân phiên mỗi giờ. 1 luân phiên tức là 1 dao động.

alt/h: cũng là viết tắt của Alternance per hour hoặc Alterations per hour, nghĩa là luân phiên mỗi giờ. 1 luân phiên tức là 1 dao động.


vph = bph = A/h = alt/h. 1 Hz = 7200 vph = 7200 bph = 7200 A/h = 7200 alt/h, trong đó, nếu mỗi giây đồng hồ thực hiện 1 chu kỳ thì trong vòng một giờ đồng hồ sẽ thực hiện 7200 dao động.

Cách tính số dao động mỗi giờ (chuyển đổi từ Hz sang vph / bph /A/h / alt/h: Số chu kỳ mỗi giây x 2 x 60 (giây) x 60 phút. Ví dụ, đồng hồ có tần số dao động 4 Hz thì số dao động mỗi giờ (vph) sẽ là 4 x 2 x 60 x 60 = 28800 vph.


Tần Số Dao Động Của Đồng Hồ Thể Hiện Điều Gì

▬ ▬ Tần số dao động của đồng hồ cho biết khá nhiều điều, gồm: độ chính xác, độ bền bỉ, thời gian bảo dưỡng, mức độ tiêu tốn năng lượng, mức độ chuyển động mượt của kim. Có thể hiểu sơ sơ rằng tần số dao động càng cao thì đồng hồ càng chính xác, kim chuyển động càng mượt, độ bền thấp, cần phải bảo dưỡng nhiều, tiêu tốn năng lượng cao, tần số dao động càng thấp thì sẽ ngược lại.

Việc thiết kế bộ máy tốt cộng thêm tinh chỉnh công phu sẽ khiến đồng hồ cơ chạy chính xác bất kể tần số dao động cao hay thấp – Cận cảnh Bánh Lắc trong một bộ máy đồng hồ cơ

▬ ▬ Tuy nhiên, như đã nói trên, điều này sẽ không đúng hoàn toàn với đồng hồ cơ. Nguyên do là vì những chiếc đồng hồ cơ đắt tiền được tinh chỉnh cực kỳ công phu dẫn đến tần số dao động cao hay thấp đều không ảnh hưởng đến độ chính xác của chúng. Song song đó, nhiều nhà sản xuất cao cấp cũng sử dụng vật liệu mới và đắt tiền để tăng độ bền cho những mẫu đồng hồ có tần số dao động khủng (như Breguet dùng Silicon để làm dây tóc cho đồng hồ cơ tần số dao động 10 Hz=72000 vph).


▬ ▬ Nói chung, đồng hồ pin chỉ cần có tần số dao động 32.768 kHz là có độ chính xác tuyệt vời (sai số từ ±30 đến ±15 giây mỗi tháng), đồng hồ cơ thì tần số dao động 21600 vph trên các sản phẩm Nhật Bản sẽ cho độ bền cao+chi phí thấp+độ chính xác tốt còn 28800 vph trên sản phẩm Thụy Sĩ sẽ cho độ bền cao+độ chính xác cao.


Riêng Về Tần Số Dao Động Của Đồng Hồ Cơ


Đoạn phim về mẫu TAG Heuer Carrera Mikrograph có Chronograph đạt độ chính xác 1/100 giây nhờ vào bộ máy có tần số dao động lên đến 360000 vph tức 50Hz


▬ ▬ Ngoài những điểm đã đề cập ở trên thì tần số dao động của đồng hồ cơ còn phục vụ cho một mục đích khác đó là: độ chính xác – đơn vị nhỏ nhất của Chronograph vì mỗi dao động mà Bánh Lắc thực hiện sẽ tương đương với 1 lần di chuyển của kim giây. Tần số dao động càng cao thì Chronograph (và cả chức năng liên quan đến nó như Tachymeter, Pulsometer, Telemeter…) càng đo chính xác.

▬ ▬ Từ đó suy ra, đồng hồ cơ có tần số dao động 5 Hz (36000 vph) sẽ di chuyển kim giây 10 lần/giây, 4 Hz (28800 vph) sẽ di chuyển kim giây 8 lần/giây, tần số dao động 3 Hz (28800 vph) sẽ di chuyển kim giây 6 lần/giây,… cứ như thế suy ra chức năng Bấm Giờ – Chronograph sẽ có được đơn vị đo tương ứng là 1/10 giây, 1/8 giây, 1/6 giây.
Share on Google Plus

About Unknown

This is a short description in the author block about the author. You edit it by entering text in the "Biographical Info" field in the user admin panel.
    Blogger Comment
    Facebook Comment